Cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh. Ngày nay bình nóng lạnh, máy nước nóng không còn là thiết bị quá xa lạ gì với con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu được cấu tạo của thiết bị tắm nóng lạnh này. Việc hiểu được cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh. Sẽ giúp gia đình bạn sử dụng bình nước nóng an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.
1, Lõi bình nóng lạnh
Lõi bình nóng lạnh chất lượng được chia làm 2 loại. lõi tráng men bảo vệ chống ăn mòn hóa học và lõi không tráng men.
– Lõi tráng men bảo vệ chống ăn mòn: Ngày nay tất cả các hãng sản xuất Bình Nóng Lạnh đều sản xuất loại này. Lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng để tráng men. Tiếp theo chúng được tráng 1 lớp men rồi được cho vào lò nung ở nhiệt độ ~8000C. Ở nhiệt độ này men thủy tinh bắt đầu nóng chảy. Và thẩm thấu vào bề mặt tạo thành một lớp liên kết bền vững giữa thép và men thủy tinh. Lớp men thủy tinh có tác dụng bảo vệ lõi bình không bị ăn mòn trong quá trình sử dụng hàng ngày.
– Lõi không tráng men: Cho đến hiện nay hầu hết các loại bình nóng lạnh đã không còn sử dụng loại lõi này nữa. Vì lõi chỉ được làm từ thép tấm bình thường. Không được tráng men nên rất dễ bị ăn mòn, tạo ra những hạt rỉ sắt, làm ngả màu nước. Ngoài ra trong quá trình sử dụng còn rất dễ bị thủng.
2, Lớp cách nhiệt
Lớp xốp giữ nhiệt được tạo thành từ Polyurethane (PU). Được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi của bình nóng lạnh với mật độ cao. Để giữ nhiệt và tránh tối đa tổn thất nhiệt khi đang đun nước nóng trong bình giúp tiết kiệm điện năng.//cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh.
3, Vỏ bình nóng lạnh
Vỏ bình nóng lạnh giá rẻ thường được làm bằng nhựa cao cấp đối với các loại bình có dung tích chứa nhỏ. Còn các loại bình có dung tích lớn được thêm 1 lớp thép sơn tĩnh điện.
4, Thanh gia nhiệt
Phần chính và quan trọng nhất trong bình nóng lạnh là thanh gia nhiệt. Thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh thường được làm từ hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo như truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng ca.//cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh.
5, Thanh magie
Dù có cố gắng đến mấy cũng không thể tráng men phủ kín toàn bộ lòng bình nước nóng. Đặc biệt là các khu vực mối hàn hai nửa bình nước nóng và mối hàn của đường nước ra và nước vào. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các điểm tiếp xúc bị ăn mòn dẫn đến thủng. Gây ra những hậu quả khôn lường nguy hiểm đến tính mạng cho người sử dụng. Vì vậy Thanh Magie (Magnesium Anode) là một giải pháp an toàn để bảo vệ lõi bình nóng lạnh chống lại sự ăn mòn điện hóa. Làm tăng tuổi thọ lõi bình nước nóng nói riêng và toàn bộ bình nước nóng nói chung.
Vậy thanh magiê bảo vệ lõi bình nước nóng như thế nào? Có thể hiểu ngắn gọn là nhà sản xuất tạm thời đưa một chất hóa học vào trong bình nóng lạnh. Có thể tham gia phản ứng hóa học với một số tạp chất có trong nước. Để chống lại sự bán cặn trên thanh đốt và gây ra các ăn mòn hóa học tại các mối hàn. Chính vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay thể định kỳ thanh Mg. Theo kết quả thực nghiệm khi kiểm tra sửa chữa. Các bình nóng lạnh tiết kiệm lắp đặt tại môi trường nguồn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn vệ sinh. thì nên định kỳ sau 2 năm sử dụng.
6, Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ – Rơle
– Chức năng thứ nhất là chức năng điều khiển (ổn nhiệt): Khi nhiệt độ trong bình đạt 750C thì rơ le nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt. Còn khi nhiệt độ giảm xuống thì rơ le nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt.//cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh.
– Chức năng thứ hai là chức năng bảo vệ: Trong trường hợp chức năng thứ nhất bị trục trặc. Không ngắt điện tại nhiệt độ 75 độ C thì chức năng thứ hai sẽ hoạt động và cắt điện toàn hệ thống. Giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Khi chức năng thừ 2 được kích hoạt thì bình nóng lạnh đã có hiện tượng vận hành bất thường. cần phải kiểm tra trước khi cài đặt lại rơ le bảo vệ.
7, Dây điện nguồn
Dây điện nguồn thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật ELCB (earth leakage circuit breaker). Khi xuất hiện dòng dò lớn hơn hoặc bằng 15mA thì bộ chống giật tự động ngắt. Không cấp điện cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị (Các bình nước nóng thể hệ cũ không có rơ le này nhưng có vị trí để lắp đặt dây nối đất trong hộp nối đấu dây điện của bình nóng lạnh).
Chú ý: ELCB thường hay bị lầm tưởng với thiết bị CB (circuit breaker) là cầu dao tự động chống ngắt mạch. Chỉ có tác dụng ngắt điện khi có sự cố ngắn mạch điện. Còn ECLB là thiết bị điện hỗ trợ thêm. Dùng để phát hiện ra dòng điện bị rò rỉ khi chạy trong một mạch điện. Nếu có sự cố sẽ tự động ngắt điện trên nguyên lý dòng điện so lệch giữ dây pha và dây N.
8, Đèn hiển thị
Đèn hiển thị chỉ có 1 chức năng đó là. Cho ngườ sử dụng biết là bình nóng lạnh có đang hoạt động hat không. Đèn hiển thị thường được gắn trong bộ Rơle nhiệt.//cấu tạo 10 bộ phận của bình nóng lạnh.
9, Đường nước
Đường nước vào ra được thiết kế với hệ thống ren lớn. Giúp đấu nối đầu dây dễ dàng và chắc chắn. Mầu đỏ chỉ đầu nước nóng ra thường bố trí bên trái BNL. Mầu xanh đầu cấp nước lạnh cho bình và là đầu lắp van an toàn và khống chế nước cấp cho bình theo một chiều.
10, Van xả 1 chiều và van an toàn
Chức năng an toàn: xả nước khi bình gặp sự cố tăng áp suất ngoài ý muốn. Vì một lý do nào đó mà rơ le nhiệt bị hỏng không tự ngắt. Dẫn đến bình được cấp điện liên tục dẫn đến áp suất trong bình tăng cao do nước sôi hóa hơi. Khi đó van sẽ tự động xả bớt áp lực chống hiện tương nổ bình nóng lạnh.
Chức năng vận hành: Chỉ cho nước đi vào bình mà không cho nước đi theo chiều ngược lại. Kể cả khi nguồn cấp nước hệ thống hết trong bình vẫn giữ cố định một lượng nước đủ để ngập kín thanh đốt (Heating Element). Do đường nước bên nóng ra có vị trí cao hơn vị trí lắp thanh đốt.